Chính trị - Ngoại giao | Kinh tế   01/03/2024

“Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Lằn ranh mong manh giữa “quyền lực mềm công nghệ” và “độc tài công nghệ”

Trung Quốc đã nỗ lực “thể chế hóa” “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” (DSR) ở Đông Nam Á qua nhiều kênh khác nhau, và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Nhưng liệu DSR có thật sự là “miếng bánh béo bở” cho các quốc gia trong khu vực?

Image
Diễn đàn Hợp tác Công nghiệp Cảng Thông tin Con đường tơ lụa Kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN diễn ra ngày 25/11/2020 tại Nam Ninh, Trung Quốc - (C): CAIH

“Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” là gì?

Sáng kiến “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” (Digital Silk Road - DSR) lần đầu tiên được đề cập trong tài liệu “Tầm nhìn và hành động trong việc cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc vào năm 2015. Theo tài liệu, Trung Quốc nên tạo ra “Con đường tơ lụa thông tin”, đồng thời gắn DSR là một phần trong nỗ lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng toàn diện ở các quốc gia mà Trung Quốc triển khai Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Đến tháng 3/2016, Hội đồng Nhà nước đã công bố Kế hoạch năm năm lần thứ ba về Thông tin quốc gia, trong đó bao gồm nội dung xây dựng “Con đường tơ lụa trực tuyến” và “Cổng thông tin” để kết nối Trung Quốc và ASEAN. Dự án này được thiết kế như một phần của các dự án kết nối xuyên biên giới từ miền nam và tây nam Trung Quốc đến các nước thành viên ASEAN. Như vậy, Đông Nam Á là khu vực được Trung Quốc quan tâm và nhắc đến đầu tiên trong tham vọng triển khai DSR của mình.

Thuật ngữ DSR bắt đầu xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhà nước và trong các tài liệu mà chính phủ Trung Quốc ban hành sau bài phát biểu vào năm 2017 của Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường (Belt and Road Forum for International Cooperation) ở Bắc Kinh. Trong bài phát biểu, ông Tập kêu gọi hợp nhất Internet vạn vật (IoT) bao gồm nền kinh tế kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nano và điện toán lượng tử; phát triển dữ liệu lớn, điện toán đám mây và công nghệ thành phố thông minh. Trên tinh thần đó, vào tháng 12/2017, tại Hội nghị Internet thế giới lần thứ tư diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cùng nhau ký thỏa thuận tham gia Sáng kiến Hợp tác Quốc tế về Kinh tế Số “Vành đai và Con đường”, qua đó cho thấy Trung Quốc đã gắn tham vọng phát triển, kết nối kỹ thuật số với các động thái hợp tác trên thực tiễn.  

Nối tiếp quá trình phát triển, tại Diễn đàn BRI lần thứ hai vào năm 2019, DSR đã được quảng bá như một sáng kiến độc lập, và sau đó trở thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Theo Sách trắng có tựa đề “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Trụ cột chính của Cộng đồng Toàn cầu vì Tương lai Chung” (The Belt and Road Initiative: A Key Pillar of the Global Community of Shared Future) - đến cuối năm 2022 - Trung Quốc đã ký 17 thỏa thuận song phương hợp tác chính thức về DSR, 30 bản ghi nhớ (MOU) về thương mại điện tử trên toàn cầu và 18 MOU về tăng cường hợp tác đầu tư trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Các nỗ lực thể chế hóa” DSR ở khu vực Đông Nam Á

Ngay từ năm 2016, ở giai đoạn sơ khai của DSR, Trung Quốc đã xây dựng “Con đường tơ lụa trực tuyến” và “Cổng thông tin” để kết nối Trung Quốc và ASEAN. Khu vực Đông Nam Á được chú trọng vì vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, đồng thời là nơi có số lượng người sử dụng điện thoại thông minh lớn, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, và quá trình số hóa diễn ra mạnh mẽ.

Nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai DSR tại Đông Nam Á, Trung Quốc đã tìm cách “thể chế hóa” sáng kiến này thông qua nhiều kênh khác nhau, như thiết lập các cơ chế và thể chế dành riêng cho DSR với các quốc gia trong khu vực, tổ chức các sự kiện liên quan đến DSR, cung cấp các chương trình đào tạo về công nghệ.

Cụ thể, Trung Quốc đã thiết lập nhiều cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư DSR trong khu vực, bao gồm: (i) Sáng kiến Hợp tác Thành phố Thông minh ASEAN - Trung Quốc (2019); (ii) Cơ chế Đối thoại Mạng ASEAN - Trung Quốc (2020 và 2022); (iii) Sáng kiến Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN - Trung Quốc (2020); (iv) Kế hoạch Hành động Thực thi Quan hệ Đối tác ASEAN - Trung Quốc về Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật số giai đoạn 2021 - 2025 (2022); (v) Sáng kiến ASEAN - Trung Quốc về Tăng cường Hợp tác Thương mại Điện tử (2023). Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đàm phán với các nước ASEAN để nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA 3.0), trong đó kinh tế số là một trong các lĩnh vực hợp tác mới được chú trọng vì đáp ứng nhu cầu cũng như định hướng phát triển hiện nay.

Đối với việc thiết lập các thể chế, một ví dụ điển hình là Cảng thông tin Trung Quốc - ASEAN (China - ASEAN Information Harbor - CAIH) do khu tự trị Quảng Tây thành lập vào năm 2016 để biến Quảng Tây trở thành một “trung tâm kỹ thuật số” kết nối Trung Quốc và ASEAN. Cho đến nay, CAIH đã năm lần tổ chức tổ chức Diễn đàn Cảng thông tin Trung Quốc - ASEAN (China - ASEAN Information Harbor Forum), lần đầu tiên vào năm 2015, và lần gần đây nhất vào năm 2022. Diễn đàn đóng vai trò là “hội nghị thượng đỉnh chung” của CAIH, quy tụ sự tham dự từ các quan chức chính phủ, doanh nhân và các nhà phân tích của các viện nghiên cứu từ cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN.

Ngoài ra, Trung Quốc đã tổ chức các buổi hội thảo để hỗ trợ sự phát triển của DSR ở Đông Nam Á. Vào tháng 6/2020, Đại học Chiết Giang đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về DSR với sự tham dự của các quan chức chính phủ, học giả và giới tinh hoa doanh nghiệp từ 16 quốc gia (khu vực Đông Nam Á có Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan). Đến tháng 12/2022, tờ China Daily và Trung tâm ASEAN - Trung Quốc (ASEAN-China Center) đã đồng tổ chức hội thảo với chủ đề “Mối quan hệ kinh tế kỹ thuật số, một chương mới trong thành phố thông minh”, tạo ra không gian để các đại diện của Trung Quốc và ASEAN trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế số và thành phố thông minh. 

Cùng với đó, phía Trung Quốc đã tập trung phát triển các chương trình đào tạo về an ninh mạng cho các quan chức chính quyền địa phương, chuyên gia và sinh viên đại học tại Indonesia. Trong đó, Huawei đã triển khai khóa đào tạo kiến thức kỹ thuật số kéo dài năm năm cho 100.000 cá nhân, và cung cấp chương trình đào tạo nhân tài kỹ thuật số cho nhiều trường đại học ở Indonesia.

Một loạt các bước triển khai trên cho thấy Trung Quốc xem các quốc gia Đông Nam Á là nơi để Bắc Kinh thực hiện các tham vọng được nêu ra trong DSR. Tuy nhiên, trong số 17 quốc gia đã tham gia DSR chính thức, hiện chỉ có hai quốc gia Đông Nam Á là Lào và Thái Lan. Điều này phần nào phản ánh các nước trong khu vực vẫn còn sự e dè nhất định đối với các cam kết của sáng kiến. Sự e dè đó cũng được thể hiện trong cách tiếp cận của Việt Nam. Hợp tác thuộc khuôn khổ BRI nói chung và DSR nói riêng giữa Việt Nam với Trung Quốc gần như không có tiến triển trong những năm qua. Mặc dù vào tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất thúc đẩy ba trụ cột hợp tác về kinh tế số (thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực) tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế về Vành đai và Con đường lần thứ ba, song điều đó không phản ánh sự thay đổi trong quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam. Hà Nội vẫn tỏ ra thờ ơ trước đề xuất thúc đẩy kết nối kỹ thuật số song phương của Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba (Xiong Bo) nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng 12/2023.       

Trung Quốc nhận được gì khi triển khai DSR ở Đông Nam Á?

Việc phổ biến DSR đã mở đường cho các tập đoàn của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Trước hết, trong lĩnh vực thương mại điện tử, vào năm 2016, tập đoàn Alibaba đã mua lại Lazada và giữ nguyên tên thương hiệu. Theo công ty chuyên phân tích thị trường Momentum Works, Lazada chiếm thị phần thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 2022, chỉ xếp sau sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee. Một tập đoàn khác của Trung Quốc cũng nổi tiếng trong lĩnh vực này là Công ty TNHH ByteDance với sản phẩm TikTok Shop. Tập đoàn đã triển khai TikTok Shop trên khắp ASEAN kể từ năm 2021. Theo dự báo từ Momentum Works, TikTok Shop có thể đã chiếm 13,2% thị phần ở Đông Nam Á trong năm 2023, tăng gấp ba so với một năm trước đó (4,4%). Những bước phát triển mạnh mẽ này góp phần cho thấy các lực lượng công nghệ và dựa trên thị trường đang gây được ảnh hưởng to lớn lên các nền kinh tế trong khu vực, thay vì chỉ giới hạn trong ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc như các diễn ngôn thường tập trung vào. 

Các tập đoàn Trung Quốc cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng kinh doanh công nghệ 5G tại thị trường Đông Nam Á. Tập đoàn Huawei đã ký thỏa thuận phát triển mạng 5G với chính phủ Campuchia, xây dựng bệnh viện thông minh 5G đầu tiên ở Thái Lan, ký bản ghi nhớ (MoU) với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Telkomsel, cũng như ra mắt trung tâm dữ liệu “3AZ” đầu tiên ở Indonesia. Một tập đoàn khác là ZTE cũng đã ký nhiều MoU với các nhà cung cấp dịch vụ 5G địa phương ở Malaysia (Digi, Telekom Malaysia, U Mobile Sdn Bhd) và Indonesia (PT Telkom Indonesia), đồng thời ra mắt một trung tâm dữ liệu mới ở Indonesia. Ngoài ra, China Mobile cũng tham gia vào thị trường 5G ở Đông Nam Á khi sở hữu 18% cổ phần của tập đoàn True (doanh nghiệp chiếm tới 50% thị trường viễn thông tại Thái Lan).     

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào ở Đông Nam Á cũng cởi mở với sự thâm nhập của các tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã tuyên bố rằng 80% công nghệ 5G sẽ được phát triển trong nước, và phần còn lại dù cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài, song chắc chắn sẽ không có sự tham gia của tập đoàn Huawei. Trong khi đó, vào năm 2020, các nhà khai thác di động hàng đầu của Singapore đã quyết định không hợp tác với tập đoàn Huawei để phát triển mạng 5G quốc gia.

Tương lai của DSR tại Đông Nam Á?

Quá trình triển khai DSR của Trung Quốc tại Đông Nam Á vẫn vấp phải sự e dè nhất định từ một số quốc gia Đông Nam Á (tập đoàn Viettel của Việt Nam hay các nhà khai thác di động hàng đầu của Singapore không lựa chọn hợp tác với Huawei, các nhà hoạch định chính sách ở Malaysia cũng quan ngại về mối quan hệ giữa DSR với chủ quyền và vấn đề bẫy nợ), song không thể phủ nhận rằng Bắc Kinh đã và sẽ tiếp tục định hình, xây dựng tầm ảnh hưởng về công nghệ ngày càng sâu rộng ở khu vực.

Mục tiêu bao trùm của Trung Quốc có lẽ là định hình một mạng lưới kỹ thuật số tại khu vực với vai trò trung tâm kết nối của quốc gia này. Các khoản đầu tư khổng lồ vào các chương trình kết nối cơ sở hạ tầng và mạng viễn thông mang lại cho Trung Quốc khả năng mở rộng ảnh hưởng thông qua các thoả thuận hợp tác kỹ thuật số song phương. Mặc dù về tổng thể, hầu hết các cam kết này chỉ mới dừng lại ở MOUs nhưng chúng cho thấy sự phát triển trong hợp tác kỹ thuật số của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực, và bao gồm các lĩnh vực tiềm năng cho thương mại và công nghệ, như thương mại điện tử, các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, xây dựng năng lực và đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, thông qua DSR, các tập đoàn Trung Quốc đã có nhiều cơ hội hơn trong việc thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á, đưa các tiêu chuẩn công nghệ của những doanh nghiệp này phổ biến trong khu vực. Lợi thế của Trung Quốc là cung cấp các sản phẩm công nghệ với giá thành rẻ hơn hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác tại khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia Châu Âu hay Mỹ. Đồng thời, với sự thâm nhập sâu rộng, Trung Quốc có khả năng định hình các nguyên tắc và chuẩn mực về không gian mạng mà họ mong muốn ở các quốc gia khác.

Với cơ sở hạ tầng công nghệ có dấu ấn của Trung Quốc ngày càng dày đặc tại khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp của quốc gia tỷ dân sẽ có nền tảng để mở rộng sự thâm nhập của DSR trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính khác, vì chúng đòi hỏi phải trang bị mạng lưới máy tính có hiệu suất cao, đáng tin cậy và độ trễ thấp. Tham vọng của Trung Quốc là trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ tài chính (fintech) ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế, những năm qua Ant Group (công ty con của tập đoàn Alibaba) đang ngày càng mở rộng hệ thống thanh toán kỹ thuật số ở các quốc gia như Indonesia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan.  

Hơn nữa, với nỗ lực đi đầu về công nghệ, Trung Quốc cũng xem Đông Nam Á là “mặt trận” quan trọng để mở rộng ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung đã mở rộng ra các lĩnh vực mới (như công nghệ, năng lượng tái tạo), thay vì chỉ tập trung vào thương mại - đầu tư. Với quy mô hạn chế của thị trường nội địa và việc Mỹ tăng cường các nỗ lực kiềm chế các công ty công nghệ Trung Quốc, DSR ngày càng có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, như giúp các công ty Trung Quốc “vươn ra ngoài” (going out) thế giới, mà Đông Nam Á là khu vực chiến lược.

Tuy nhiên, rủi ro cho các nước Đông Nam Á cũng xuất hiện khi Trung Quốc ngày càng mở rộng sự hiện diện công nghệ. Trung Quốc hoàn toàn có thể kiểm soát lượng dữ liệu lớn về cá nhân, chính phủ và tài chính của các quốc gia Đông Nam Á, gây nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh mạng. Thêm vào đó, với năng lực của mình, các công ty viễn thông Trung Quốc có thể làm suy yếu khả năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực. Thách thức khác cho các quốc gia Đông Nam Á là, nhiều dự án đến từ cấp độ địa phương hơn là chính phủ, và do đó, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên các quốc gia mà nền chính trị không thật sự minh bạch, hoặc địa phương có ảnh hưởng lớn trong việc ký kết các thỏa thuận. Đây sẽ là bài toán lâu dài, thay vì là thách thức nhất thời, cho các quốc gia vừa và nhỏ ở Đông Nam Á.

Trong thời gian tới, khả năng mở rộng của DSR tại khu vực Đông Nam Á sẽ được quyết định bởi mức độ cạnh tranh Mỹ - Trung sâu sắc đến đâu, cũng như khả năng Trung Quốc gây ảnh hưởng với chính phủ và các địa phương ở các quốc gia trong khu vực. Ở một tầng nấc khác có lẽ là những vấn đề kỹ thuật như tốc độ triển khai phủ sóng 5G, cũng như năng lực mở rộng thị phần của các tập đoàn Trung Quốc – tuy nhiên, về tổng thể thì khả năng và tốc độ phát triển của các công ty công nghệ Trung Quốc đang trên đà gia tăng. Thêm vào đó, các công ty công nghệ Trung Quốc phải tiếp tục cạnh tranh với những doanh nghiệp đến từ Mỹ và các nước đồng minh để giành lấy sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á. Về khía cạnh này, với Trung Quốc, DSR là công cụ để Trung Quốc thúc đẩy “quyền lực mềm công nghệ” (tech soft power) của mình tại khu vực; trong khi đó, với Mỹ và phương Tây thì lại xem đây là phương cách để Trung Quốc qua đó đạt được cái gọi là “chủ nghĩa độc tài công nghệ” (digital authoritarianism).

“Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” là gì?

Sáng kiến “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” (Digital Silk Road - DSR) lần đầu tiên được đề cập trong tài liệu “Tầm nhìn và hành động trong việc cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc vào năm 2015. Theo tài liệu, Trung Quốc nên tạo ra “Con đường tơ lụa thông tin”, đồng thời gắn DSR là một phần trong nỗ lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng toàn diện ở các quốc gia mà Trung Quốc triển khai Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Đến tháng 3/2016, Hội đồng Nhà nước đã công bố Kế hoạch năm năm lần thứ ba về Thông tin quốc gia, trong đó bao gồm nội dung xây dựng “Con đường tơ lụa trực tuyến” và “Cổng thông tin” để kết nối Trung Quốc và ASEAN. Dự án này được thiết kế như một phần của các dự án kết nối xuyên biên giới từ miền nam và tây nam Trung Quốc đến các nước thành viên ASEAN. Như vậy, Đông Nam Á là khu vực được Trung Quốc quan tâm và nhắc đến đầu tiên trong tham vọng triển khai DSR của mình.

Thuật ngữ DSR bắt đầu xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhà nước và trong các tài liệu mà chính phủ Trung Quốc ban hành sau bài phát biểu vào năm 2017 của Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường (Belt and Road Forum for International Cooperation) ở Bắc Kinh. Trong bài phát biểu, ông Tập kêu gọi hợp nhất Internet vạn vật (IoT) bao gồm nền kinh tế kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nano và điện toán lượng tử; phát triển dữ liệu lớn, điện toán đám mây và công nghệ thành phố thông minh. Trên tinh thần đó, vào tháng 12/2017, tại Hội nghị Internet thế giới lần thứ tư diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cùng nhau ký thỏa thuận tham gia Sáng kiến Hợp tác Quốc tế về Kinh tế Số “Vành đai và Con đường”, qua đó cho thấy Trung Quốc đã gắn tham vọng phát triển, kết nối kỹ thuật số với các động thái hợp tác trên thực tiễn.  

Nối tiếp quá trình phát triển, tại Diễn đàn BRI lần thứ hai vào năm 2019, DSR đã được quảng bá như một sáng kiến độc lập, và sau đó trở thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Theo Sách trắng có tựa đề “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Trụ cột chính của Cộng đồng Toàn cầu vì Tương lai Chung” (The Belt and Road Initiative: A Key Pillar of the Global Community of Shared Future) - đến cuối năm 2022 - Trung Quốc đã ký 17 thỏa thuận song phương hợp tác chính thức về DSR, 30 bản ghi nhớ (MOU) về thương mại điện tử trên toàn cầu và 18 MOU về tăng cường hợp tác đầu tư trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Các nỗ lực thể chế hóa” DSR ở khu vực Đông Nam Á

Ngay từ năm 2016, ở giai đoạn sơ khai của DSR, Trung Quốc đã xây dựng “Con đường tơ lụa trực tuyến” và “Cổng thông tin” để kết nối Trung Quốc và ASEAN. Khu vực Đông Nam Á được chú trọng vì vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, đồng thời là nơi có số lượng người sử dụng điện thoại thông minh lớn, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, và quá trình số hóa diễn ra mạnh mẽ.

Nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai DSR tại Đông Nam Á, Trung Quốc đã tìm cách “thể chế hóa” sáng kiến này thông qua nhiều kênh khác nhau, như thiết lập các cơ chế và thể chế dành riêng cho DSR với các quốc gia trong khu vực, tổ chức các sự kiện liên quan đến DSR, cung cấp các chương trình đào tạo về công nghệ.

Cụ thể, Trung Quốc đã thiết lập nhiều cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư DSR trong khu vực, bao gồm: (i) Sáng kiến Hợp tác Thành phố Thông minh ASEAN - Trung Quốc (2019); (ii) Cơ chế Đối thoại Mạng ASEAN - Trung Quốc (2020 và 2022); (iii) Sáng kiến Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN - Trung Quốc (2020); (iv) Kế hoạch Hành động Thực thi Quan hệ Đối tác ASEAN - Trung Quốc về Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật số giai đoạn 2021 - 2025 (2022); (v) Sáng kiến ASEAN - Trung Quốc về Tăng cường Hợp tác Thương mại Điện tử (2023). Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đàm phán với các nước ASEAN để nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA 3.0), trong đó kinh tế số là một trong các lĩnh vực hợp tác mới được chú trọng vì đáp ứng nhu cầu cũng như định hướng phát triển hiện nay.

Đối với việc thiết lập các thể chế, một ví dụ điển hình là Cảng thông tin Trung Quốc - ASEAN (China - ASEAN Information Harbor - CAIH) do khu tự trị Quảng Tây thành lập vào năm 2016 để biến Quảng Tây trở thành một “trung tâm kỹ thuật số” kết nối Trung Quốc và ASEAN. Cho đến nay, CAIH đã năm lần tổ chức tổ chức Diễn đàn Cảng thông tin Trung Quốc - ASEAN (China - ASEAN Information Harbor Forum), lần đầu tiên vào năm 2015, và lần gần đây nhất vào năm 2022. Diễn đàn đóng vai trò là “hội nghị thượng đỉnh chung” của CAIH, quy tụ sự tham dự từ các quan chức chính phủ, doanh nhân và các nhà phân tích của các viện nghiên cứu từ cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN.

Ngoài ra, Trung Quốc đã tổ chức các buổi hội thảo để hỗ trợ sự phát triển của DSR ở Đông Nam Á. Vào tháng 6/2020, Đại học Chiết Giang đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về DSR với sự tham dự của các quan chức chính phủ, học giả và giới tinh hoa doanh nghiệp từ 16 quốc gia (khu vực Đông Nam Á có Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan). Đến tháng 12/2022, tờ China Daily và Trung tâm ASEAN - Trung Quốc (ASEAN-China Center) đã đồng tổ chức hội thảo với chủ đề “Mối quan hệ kinh tế kỹ thuật số, một chương mới trong thành phố thông minh”, tạo ra không gian để các đại diện của Trung Quốc và ASEAN trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế số và thành phố thông minh. 

Cùng với đó, phía Trung Quốc đã tập trung phát triển các chương trình đào tạo về an ninh mạng cho các quan chức chính quyền địa phương, chuyên gia và sinh viên đại học tại Indonesia. Trong đó, Huawei đã triển khai khóa đào tạo kiến thức kỹ thuật số kéo dài năm năm cho 100.000 cá nhân, và cung cấp chương trình đào tạo nhân tài kỹ thuật số cho nhiều trường đại học ở Indonesia.

Một loạt các bước triển khai trên cho thấy Trung Quốc xem các quốc gia Đông Nam Á là nơi để Bắc Kinh thực hiện các tham vọng được nêu ra trong DSR. Tuy nhiên, trong số 17 quốc gia đã tham gia DSR chính thức, hiện chỉ có hai quốc gia Đông Nam Á là Lào và Thái Lan. Điều này phần nào phản ánh các nước trong khu vực vẫn còn sự e dè nhất định đối với các cam kết của sáng kiến. Sự e dè đó cũng được thể hiện trong cách tiếp cận của Việt Nam. Hợp tác thuộc khuôn khổ BRI nói chung và DSR nói riêng giữa Việt Nam với Trung Quốc gần như không có tiến triển trong những năm qua. Mặc dù vào tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất thúc đẩy ba trụ cột hợp tác về kinh tế số (thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực) tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế về Vành đai và Con đường lần thứ ba, song điều đó không phản ánh sự thay đổi trong quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam. Hà Nội vẫn tỏ ra thờ ơ trước đề xuất thúc đẩy kết nối kỹ thuật số song phương của Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba (Xiong Bo) nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng 12/2023.       

Trung Quốc nhận được gì khi triển khai DSR ở Đông Nam Á?

Việc phổ biến DSR đã mở đường cho các tập đoàn của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Trước hết, trong lĩnh vực thương mại điện tử, vào năm 2016, tập đoàn Alibaba đã mua lại Lazada và giữ nguyên tên thương hiệu. Theo công ty chuyên phân tích thị trường Momentum Works, Lazada chiếm thị phần thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 2022, chỉ xếp sau sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee. Một tập đoàn khác của Trung Quốc cũng nổi tiếng trong lĩnh vực này là Công ty TNHH ByteDance với sản phẩm TikTok Shop. Tập đoàn đã triển khai TikTok Shop trên khắp ASEAN kể từ năm 2021. Theo dự báo từ Momentum Works, TikTok Shop có thể đã chiếm 13,2% thị phần ở Đông Nam Á trong năm 2023, tăng gấp ba so với một năm trước đó (4,4%). Những bước phát triển mạnh mẽ này góp phần cho thấy các lực lượng công nghệ và dựa trên thị trường đang gây được ảnh hưởng to lớn lên các nền kinh tế trong khu vực, thay vì chỉ giới hạn trong ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc như các diễn ngôn thường tập trung vào. 

Các tập đoàn Trung Quốc cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng kinh doanh công nghệ 5G tại thị trường Đông Nam Á. Tập đoàn Huawei đã ký thỏa thuận phát triển mạng 5G với chính phủ Campuchia, xây dựng bệnh viện thông minh 5G đầu tiên ở Thái Lan, ký bản ghi nhớ (MoU) với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Telkomsel, cũng như ra mắt trung tâm dữ liệu “3AZ” đầu tiên ở Indonesia. Một tập đoàn khác là ZTE cũng đã ký nhiều MoU với các nhà cung cấp dịch vụ 5G địa phương ở Malaysia (Digi, Telekom Malaysia, U Mobile Sdn Bhd) và Indonesia (PT Telkom Indonesia), đồng thời ra mắt một trung tâm dữ liệu mới ở Indonesia. Ngoài ra, China Mobile cũng tham gia vào thị trường 5G ở Đông Nam Á khi sở hữu 18% cổ phần của tập đoàn True (doanh nghiệp chiếm tới 50% thị trường viễn thông tại Thái Lan).     

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào ở Đông Nam Á cũng cởi mở với sự thâm nhập của các tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã tuyên bố rằng 80% công nghệ 5G sẽ được phát triển trong nước, và phần còn lại dù cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài, song chắc chắn sẽ không có sự tham gia của tập đoàn Huawei. Trong khi đó, vào năm 2020, các nhà khai thác di động hàng đầu của Singapore đã quyết định không hợp tác với tập đoàn Huawei để phát triển mạng 5G quốc gia.

Tương lai của DSR tại Đông Nam Á?

Quá trình triển khai DSR của Trung Quốc tại Đông Nam Á vẫn vấp phải sự e dè nhất định từ một số quốc gia Đông Nam Á (tập đoàn Viettel của Việt Nam hay các nhà khai thác di động hàng đầu của Singapore không lựa chọn hợp tác với Huawei, các nhà hoạch định chính sách ở Malaysia cũng quan ngại về mối quan hệ giữa DSR với chủ quyền và vấn đề bẫy nợ), song không thể phủ nhận rằng Bắc Kinh đã và sẽ tiếp tục định hình, xây dựng tầm ảnh hưởng về công nghệ ngày càng sâu rộng ở khu vực.

Mục tiêu bao trùm của Trung Quốc có lẽ là định hình một mạng lưới kỹ thuật số tại khu vực với vai trò trung tâm kết nối của quốc gia này. Các khoản đầu tư khổng lồ vào các chương trình kết nối cơ sở hạ tầng và mạng viễn thông mang lại cho Trung Quốc khả năng mở rộng ảnh hưởng thông qua các thoả thuận hợp tác kỹ thuật số song phương. Mặc dù về tổng thể, hầu hết các cam kết này chỉ mới dừng lại ở MOUs nhưng chúng cho thấy sự phát triển trong hợp tác kỹ thuật số của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực, và bao gồm các lĩnh vực tiềm năng cho thương mại và công nghệ, như thương mại điện tử, các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, xây dựng năng lực và đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, thông qua DSR, các tập đoàn Trung Quốc đã có nhiều cơ hội hơn trong việc thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á, đưa các tiêu chuẩn công nghệ của những doanh nghiệp này phổ biến trong khu vực. Lợi thế của Trung Quốc là cung cấp các sản phẩm công nghệ với giá thành rẻ hơn hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác tại khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia Châu Âu hay Mỹ. Đồng thời, với sự thâm nhập sâu rộng, Trung Quốc có khả năng định hình các nguyên tắc và chuẩn mực về không gian mạng mà họ mong muốn ở các quốc gia khác.

Với cơ sở hạ tầng công nghệ có dấu ấn của Trung Quốc ngày càng dày đặc tại khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp của quốc gia tỷ dân sẽ có nền tảng để mở rộng sự thâm nhập của DSR trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính khác, vì chúng đòi hỏi phải trang bị mạng lưới máy tính có hiệu suất cao, đáng tin cậy và độ trễ thấp. Tham vọng của Trung Quốc là trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ tài chính (fintech) ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế, những năm qua Ant Group (công ty con của tập đoàn Alibaba) đang ngày càng mở rộng hệ thống thanh toán kỹ thuật số ở các quốc gia như Indonesia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan.  

Hơn nữa, với nỗ lực đi đầu về công nghệ, Trung Quốc cũng xem Đông Nam Á là “mặt trận” quan trọng để mở rộng ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung đã mở rộng ra các lĩnh vực mới (như công nghệ, năng lượng tái tạo), thay vì chỉ tập trung vào thương mại - đầu tư. Với quy mô hạn chế của thị trường nội địa và việc Mỹ tăng cường các nỗ lực kiềm chế các công ty công nghệ Trung Quốc, DSR ngày càng có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, như giúp các công ty Trung Quốc “vươn ra ngoài” (going out) thế giới, mà Đông Nam Á là khu vực chiến lược.

Tuy nhiên, rủi ro cho các nước Đông Nam Á cũng xuất hiện khi Trung Quốc ngày càng mở rộng sự hiện diện công nghệ. Trung Quốc hoàn toàn có thể kiểm soát lượng dữ liệu lớn về cá nhân, chính phủ và tài chính của các quốc gia Đông Nam Á, gây nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh mạng. Thêm vào đó, với năng lực của mình, các công ty viễn thông Trung Quốc có thể làm suy yếu khả năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực. Thách thức khác cho các quốc gia Đông Nam Á là, nhiều dự án đến từ cấp độ địa phương hơn là chính phủ, và do đó, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên các quốc gia mà nền chính trị không thật sự minh bạch, hoặc địa phương có ảnh hưởng lớn trong việc ký kết các thỏa thuận. Đây sẽ là bài toán lâu dài, thay vì là thách thức nhất thời, cho các quốc gia vừa và nhỏ ở Đông Nam Á.

Trong thời gian tới, khả năng mở rộng của DSR tại khu vực Đông Nam Á sẽ được quyết định bởi mức độ cạnh tranh Mỹ - Trung sâu sắc đến đâu, cũng như khả năng Trung Quốc gây ảnh hưởng với chính phủ và các địa phương ở các quốc gia trong khu vực. Ở một tầng nấc khác có lẽ là những vấn đề kỹ thuật như tốc độ triển khai phủ sóng 5G, cũng như năng lực mở rộng thị phần của các tập đoàn Trung Quốc – tuy nhiên, về tổng thể thì khả năng và tốc độ phát triển của các công ty công nghệ Trung Quốc đang trên đà gia tăng. Thêm vào đó, các công ty công nghệ Trung Quốc phải tiếp tục cạnh tranh với những doanh nghiệp đến từ Mỹ và các nước đồng minh để giành lấy sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á. Về khía cạnh này, với Trung Quốc, DSR là công cụ để Trung Quốc thúc đẩy “quyền lực mềm công nghệ” (tech soft power) của mình tại khu vực; trong khi đó, với Mỹ và phương Tây thì lại xem đây là phương cách để Trung Quốc qua đó đạt được cái gọi là “chủ nghĩa độc tài công nghệ” (digital authoritarianism).

Từ khoá: con đường tơ lụa con đường tơ lụa kỹ thuật số Trung Quốc ASEAN Vành đai và Con đường

BÀI LIÊN QUAN