Chính trị - Ngoại giao   12/12/2023

Hợp tác Việt - Trung vì một “tương lai chung” sẽ ra sao?

Kết nối đường sắt và hợp tác đất hiếm - hai mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ song phương.

Image
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đón Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Phủ Chủ tịch chiều 12/12 - (C): Nguyễn Khánh/Tuổi trẻ Online

Trưa ngày 12/12, chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đã đáp xuống sân bay Nội Bài, đánh dấu sự khởi đầu cho chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 2 ngày của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm hai quốc gia thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008 - 2023). Chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình không đơn thuần chỉ là bước đi bổ sung trong chuỗi động thái cân bằng quan hệ Mỹ - Trung của Việt Nam sau khi quốc gia Đông Nam Á nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện (11/9/2023). Sâu xa hơn, sự kiện này có thể đã sớm nằm trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh và Hà Nội.

Một “tương lai chung” được kết nối bằng đường sắt

Đầu năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen (9 - 11/2/2023), ông Hun Sen và ông Tập đã công bố “Tuyên bố chung giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vương quốc Campuchia về Xây dựng Cộng đồng Trung Quốc - Campuchia cùng chia sẻ tương lai trong kỷ nguyên mới”. Trong đó, Trung Quốc đã cam kết sẽ hỗ trợ Campuchia quy hoạch, thiết kế và nghiên cứu tính khả thi của các dự án xây dựng đường sắt và phát triển sinh kế cho người dân dọc tuyến đường, đồng thời đặt mục tiêu sớm kết nối Campuchia vào tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào - Thái Lan.

Kế đến, vào tháng 10, nhân cuộc gặp bên lề Diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai - Con đường” (BRF) lần thứ ba (17 - 18/10), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith đã ký kết “Kế hoạch hành động xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Lào với tương lai chung (2024 - 2028)”. Văn kiện có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 này sẽ đóng vai trò là khuôn khổ cho tương lai hợp tác giữa Trung Quốc và Lào trong vòng 5 năm tới. Trong đó, đường sắt là một trong những lĩnh vực hợp tác hàng đầu, qua nội dung “lấy việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc - Lào làm trục chính, lấy sự hợp tác của đường sắt và lưới điện Trung Quốc - Lào và các dự án lớn khác làm xương sống”.

Nhân chuyến thăm Hà Nội của ông Tập, Việt Nam có thể sẽ trở thành quốc gia thứ ba trong số ba nước Đông Dương - với vị trí địa lý gần kề Trung Quốc, ký kết văn kiện phát triển một “tương lai chung” (shared future) với Bắc Kinh trong cùng năm 2023, sau Campuchia và Lào. Đến nay đã có những chỉ dấu khá rõ cho kịch bản này khi vào thời điểm trước thềm chuyến thăm Hà Nội của ông Tập, Thông tấn xã Việt Nam đã đăng tải một bài viết về triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có đến 16 lần nhắc lại cụm từ “chia sẻ tương lai”.

Đồng thời, đường sắt có thể sẽ tiếp tục là chủ đề chính mà Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam. Bởi, trước đó, nội dung này đã được thảo luận và nhận được phản hồi tích cực từ phía Hà Nội trong khuôn khổ hai chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào nhân Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc (27/11/2023) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (1 - 2/12/2023). Cụ thể, sau khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt nối Côn Minh (Trung Quốc) và Hải Phòng (Việt Nam) vào tháng 11, thì sang tháng 12, hai nước đã đồng ý tăng cường quan hệ thương mại và thúc đẩy kết nối đường sắt trong khuôn khổ chuyến thăm Hà Nội của ông Vương Nghị.

Một “Cộng đồng Toàn cầu vì Tương lai Chung” (Global Community of Shared Future), nơi kết nối tương lai và sự thịnh vượng của các quốc gia trên toàn cầu, là giấc mộng mà Tập Cận Bình đã ấp ủ và đề xuất từ 10 năm trước, khi ông vừa đắc cử vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ đầu tiên vào cuối năm 2012. Trên con đường đi đến xây dựng cộng đồng đó, Bắc Kinh đã xác định Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) đóng vai trò trụ cột then chốt.

Mới đây, trong báo cáo sau Diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) lần thứ ba (17 - 18/10/2023), Trung Quốc cho biết nước này đang nỗ lực xây dựng Con đường tơ lụa y tế, Con đường tơ lụa xanh, Con đường tơ lụa kỹ thuật số và Con đường tơ lụa đổi mới. Với quan hệ chính trị khá thân thiện và sự gần gũi về địa lý, Campuchia, Lào, và Việt Nam là những quốc gia đầu tiên mà Trung Quốc lựa chọn hợp tác để thúc đẩy các con đường tơ lụa mới thông qua mạng lưới đường sắt. Cuối cùng, những nỗ lực này sẽ “quay về” để giúp hiện thực hoá tham vọng siêu cường của Bắc Kinh.

Đất hiếm định hình tương lai quan hệ Việt - Trung

Trước những rủi ro về nguồn cung do bất ổn về chuỗi cung ứng, suy thoái kinh tế toàn cầu, và xung đột địa chính trị xảy ra trong hai năm 2022 - 2023, mục tiêu đẩy mạnh thăm dò, khai thác khoáng sản và tăng cường dự trữ chiến lược các loại khoáng sản quan trọng đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc Vương Quảng Hoa nhấn mạnh ít nhất hai lần, vào tháng 1tháng 11 năm nay.

Để đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống dự trữ chiến lược các loại khoáng sản cho quốc gia, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh các dự án thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất hiếm, từ các nước bên ngoài. Trong bối cảnh nguồn cung đất hiếm ở Đông Nam Á trở nên bất ổn hơn do Myanmar - nhà cung cấp đất hiếm nước ngoài chính cho Trung Quốc, đình chỉ các hoạt động khai thác từ tháng 9, thì Việt Nam - quốc gia láng giềng có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), trở thành đối tác tiềm năng mà Bắc Kinh muốn thúc đẩy hợp tác về đất hiếm.

Về phía Việt Nam, ngành công nghiệp đất hiếm của nước này trong nhiều năm qua vẫn chưa được khai thác hiệu quả vì hai nguyên nhân chính là thiếu hụt công nghệ và lo ngại về rủi ro môi trường. Từ năm 2010, Việt Nam cũng đã xúc tiến hợp tác với Nhật BảnHàn Quốc trong lĩnh vực này, nhưng triển vọng vẫn còn mờ nhạt. Gần đây nhất, vào tháng 9, trong tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, Hà Nội và Washington đã thống nhất hợp tác công nghệ thăm dò đất hiếm. Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc - nhà cung cấp đến 90% sản lượng đất hiếm cho toàn cầu, kinh nghiệm của Mỹ khó có thể sánh bằng.

Trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm ngày càng lớn (để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghệ cao), Việt Nam đã đặt mục tiêu nâng sản lượng đất hiếm thô lên 2 triệu tấn/năm vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hợp tác với một đối tác giàu kinh nghiệm như Bắc Kinh dường như là điều đã được Hà Nội tính toán kỹ lưỡng. Kế hoạch hợp tác kết nối đường sắt giữa Trung Quốc và Việt Nam, được thảo luận vào tháng 11 - 12 năm nay, sẽ là một phần trong chiến lược hợp tác đất hiếm giữa hai quốc gia, khi tuyến đường trong kế hoạch dự kiến sẽ băng qua trung tâm đất hiếm của Việt Nam (các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái).

Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong quan hệ, chủ yếu liên quan đến việc phân định biên giới đất liền và chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, những lợi ích chiến lược mà hai nước cùng chia sẻ trên con đường đi đến một tương lai thịnh vượng là điều không thể phủ nhận. Kể từ khi thiết lập khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008, một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mở ra, đóng vai trò quyết định cho không chỉ tương lai của mỗi nước, mà còn góp phần vào sự phát triển của khu vực và toàn cầu. Kết nối đường sắt và hợp tác đất hiếm là hai lĩnh vực hợp tác sẽ định hình quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Trưa ngày 12/12, chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đã đáp xuống sân bay Nội Bài, đánh dấu sự khởi đầu cho chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 2 ngày của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm hai quốc gia thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008 - 2023). Chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình không đơn thuần chỉ là bước đi bổ sung trong chuỗi động thái cân bằng quan hệ Mỹ - Trung của Việt Nam sau khi quốc gia Đông Nam Á nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện (11/9/2023). Sâu xa hơn, sự kiện này có thể đã sớm nằm trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh và Hà Nội.

Một “tương lai chung” được kết nối bằng đường sắt

Đầu năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen (9 - 11/2/2023), ông Hun Sen và ông Tập đã công bố “Tuyên bố chung giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vương quốc Campuchia về Xây dựng Cộng đồng Trung Quốc - Campuchia cùng chia sẻ tương lai trong kỷ nguyên mới”. Trong đó, Trung Quốc đã cam kết sẽ hỗ trợ Campuchia quy hoạch, thiết kế và nghiên cứu tính khả thi của các dự án xây dựng đường sắt và phát triển sinh kế cho người dân dọc tuyến đường, đồng thời đặt mục tiêu sớm kết nối Campuchia vào tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào - Thái Lan.

Kế đến, vào tháng 10, nhân cuộc gặp bên lề Diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai - Con đường” (BRF) lần thứ ba (17 - 18/10), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith đã ký kết “Kế hoạch hành động xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Lào với tương lai chung (2024 - 2028)”. Văn kiện có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 này sẽ đóng vai trò là khuôn khổ cho tương lai hợp tác giữa Trung Quốc và Lào trong vòng 5 năm tới. Trong đó, đường sắt là một trong những lĩnh vực hợp tác hàng đầu, qua nội dung “lấy việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc - Lào làm trục chính, lấy sự hợp tác của đường sắt và lưới điện Trung Quốc - Lào và các dự án lớn khác làm xương sống”.

Nhân chuyến thăm Hà Nội của ông Tập, Việt Nam có thể sẽ trở thành quốc gia thứ ba trong số ba nước Đông Dương - với vị trí địa lý gần kề Trung Quốc, ký kết văn kiện phát triển một “tương lai chung” (shared future) với Bắc Kinh trong cùng năm 2023, sau Campuchia và Lào. Đến nay đã có những chỉ dấu khá rõ cho kịch bản này khi vào thời điểm trước thềm chuyến thăm Hà Nội của ông Tập, Thông tấn xã Việt Nam đã đăng tải một bài viết về triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có đến 16 lần nhắc lại cụm từ “chia sẻ tương lai”.

Đồng thời, đường sắt có thể sẽ tiếp tục là chủ đề chính mà Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam. Bởi, trước đó, nội dung này đã được thảo luận và nhận được phản hồi tích cực từ phía Hà Nội trong khuôn khổ hai chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào nhân Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc (27/11/2023) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (1 - 2/12/2023). Cụ thể, sau khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt nối Côn Minh (Trung Quốc) và Hải Phòng (Việt Nam) vào tháng 11, thì sang tháng 12, hai nước đã đồng ý tăng cường quan hệ thương mại và thúc đẩy kết nối đường sắt trong khuôn khổ chuyến thăm Hà Nội của ông Vương Nghị.

Một “Cộng đồng Toàn cầu vì Tương lai Chung” (Global Community of Shared Future), nơi kết nối tương lai và sự thịnh vượng của các quốc gia trên toàn cầu, là giấc mộng mà Tập Cận Bình đã ấp ủ và đề xuất từ 10 năm trước, khi ông vừa đắc cử vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ đầu tiên vào cuối năm 2012. Trên con đường đi đến xây dựng cộng đồng đó, Bắc Kinh đã xác định Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) đóng vai trò trụ cột then chốt.

Mới đây, trong báo cáo sau Diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) lần thứ ba (17 - 18/10/2023), Trung Quốc cho biết nước này đang nỗ lực xây dựng Con đường tơ lụa y tế, Con đường tơ lụa xanh, Con đường tơ lụa kỹ thuật số và Con đường tơ lụa đổi mới. Với quan hệ chính trị khá thân thiện và sự gần gũi về địa lý, Campuchia, Lào, và Việt Nam là những quốc gia đầu tiên mà Trung Quốc lựa chọn hợp tác để thúc đẩy các con đường tơ lụa mới thông qua mạng lưới đường sắt. Cuối cùng, những nỗ lực này sẽ “quay về” để giúp hiện thực hoá tham vọng siêu cường của Bắc Kinh.

Đất hiếm định hình tương lai quan hệ Việt - Trung

Trước những rủi ro về nguồn cung do bất ổn về chuỗi cung ứng, suy thoái kinh tế toàn cầu, và xung đột địa chính trị xảy ra trong hai năm 2022 - 2023, mục tiêu đẩy mạnh thăm dò, khai thác khoáng sản và tăng cường dự trữ chiến lược các loại khoáng sản quan trọng đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc Vương Quảng Hoa nhấn mạnh ít nhất hai lần, vào tháng 1tháng 11 năm nay.

Để đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống dự trữ chiến lược các loại khoáng sản cho quốc gia, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh các dự án thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất hiếm, từ các nước bên ngoài. Trong bối cảnh nguồn cung đất hiếm ở Đông Nam Á trở nên bất ổn hơn do Myanmar - nhà cung cấp đất hiếm nước ngoài chính cho Trung Quốc, đình chỉ các hoạt động khai thác từ tháng 9, thì Việt Nam - quốc gia láng giềng có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), trở thành đối tác tiềm năng mà Bắc Kinh muốn thúc đẩy hợp tác về đất hiếm.

Về phía Việt Nam, ngành công nghiệp đất hiếm của nước này trong nhiều năm qua vẫn chưa được khai thác hiệu quả vì hai nguyên nhân chính là thiếu hụt công nghệ và lo ngại về rủi ro môi trường. Từ năm 2010, Việt Nam cũng đã xúc tiến hợp tác với Nhật BảnHàn Quốc trong lĩnh vực này, nhưng triển vọng vẫn còn mờ nhạt. Gần đây nhất, vào tháng 9, trong tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, Hà Nội và Washington đã thống nhất hợp tác công nghệ thăm dò đất hiếm. Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc - nhà cung cấp đến 90% sản lượng đất hiếm cho toàn cầu, kinh nghiệm của Mỹ khó có thể sánh bằng.

Trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm ngày càng lớn (để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghệ cao), Việt Nam đã đặt mục tiêu nâng sản lượng đất hiếm thô lên 2 triệu tấn/năm vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hợp tác với một đối tác giàu kinh nghiệm như Bắc Kinh dường như là điều đã được Hà Nội tính toán kỹ lưỡng. Kế hoạch hợp tác kết nối đường sắt giữa Trung Quốc và Việt Nam, được thảo luận vào tháng 11 - 12 năm nay, sẽ là một phần trong chiến lược hợp tác đất hiếm giữa hai quốc gia, khi tuyến đường trong kế hoạch dự kiến sẽ băng qua trung tâm đất hiếm của Việt Nam (các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái).

Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong quan hệ, chủ yếu liên quan đến việc phân định biên giới đất liền và chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, những lợi ích chiến lược mà hai nước cùng chia sẻ trên con đường đi đến một tương lai thịnh vượng là điều không thể phủ nhận. Kể từ khi thiết lập khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008, một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mở ra, đóng vai trò quyết định cho không chỉ tương lai của mỗi nước, mà còn góp phần vào sự phát triển của khu vực và toàn cầu. Kết nối đường sắt và hợp tác đất hiếm là hai lĩnh vực hợp tác sẽ định hình quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Từ khoá: quan hệ Việt - Trung đất hiếm đường sắt tương lai chung cộng đồng chung vận mệnh BRI

BÀI LIÊN QUAN